Marketing của Starbuck là cả một nghệ thuật hành vi

Starbucks hiện nay đang là thương hiệu cà phê có giá trị cao nhất trên thế giới, cùng với đó là hệ thống cửa hàng xếp vào hàng top ở 77 quốc gia. Hơn thế, đây được xem là hãng cà phê sở hữu nhiều “chiêu trò” Marketing độc đáo khiến các đối thủ phải dè chừng, và bái phục sự thông minh.

Thập kỷ phát triển mạnh mẽ của Starbuck

Starbucks là thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Starbucks đi từ 11 cửa hàng lên hơn 28.000 cửa hàng có mặt tại 77 quốc gia trên khắp thế giới, thời gian phát triển vàng của hãng bắt đầu trong những năm 2010 trở đi khi mở rộng phạm vi thị trường ra nhiều nước, trong đó Châu Á là thị trường vô cùng tiềm năng. Starbucks có thị phần dẫn đầu thị trường ở nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản… Hơn thế, thương hiệu này còn cực kỳ thành công tại thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc khi mà đất nước tỷ dân đang là thị trường trọng điểm của Starbucks. Thị phần của Starbucks luôn được cải thiện qua hàng năm, liên tiếp nhiều năm liền Starbucks đã được nhận giải thưởng Big Tick bởi hiệp hội Business in the Community về sự xuất sắc trong CSR.
(Nguồn: Starbucks Vietnam)

Để nói về thành công của Starbucks chắc chắn không thể không đến chiến lược Marketing độc đáo được hãng tạo ra và làm “khuấy đảo” cộng đồng mạng và những người yêu cà phê, đó là Starbucks thường hay viết sai tên khách hàng trên cốc. Thế nhưng đằng sau sự thật đó là cả một nghệ thuật có chủ đích mà hãng cà phê lớn nhất thế giới này muốn nhắm tới khách hàng.

Nghệ thuật Marketing đỉnh cao của Starbucks: Đơn giản mà “Chất”!

Không cầu kỳ phải quảng cáo dạng TVC quảng cáo trên TV, cũng chẳng cần màu mè “kiện tụng” như ai kia. Starbucks làm Marketing đơn giản mà thực sự “đánh trúng” vào Insight của khách hàng, nhu cầu chia sẻ là nhu cầu thiết yếu vì vậy hãng cà phê này đã thực hiện những chiến lược đơn giản mà hơn hết đủ dùng.

Có một điều mà nhiều người uống Starbucks nhận ra là tên họ thường bị nhân viên viết sai trên cốc. Đôi khi chuyện này chỉ tình cờ do nghe nhầm viết sai một chữ cái, nhưng rất nhiều lần người mua thấy tên họ bị viết lái thành những từ thậm chí nghe còn chẳng ra tên người. Nhiều người cho là các nhân viên phục vụ có lẽ quá bận rộn để có thể nhớ đúng tên từng người. Thế nhưng một thành viên nữ tên Molly của nhóm thực hiện kênh video hài hước trên Youtube Super Deluxe đã thử nghiệm bằng cách bước vào 5 cửa hàng Starbucks khác nhau. Kết quả nhận được thì cái tên Molly bị viết sai một kiểu khác nhau lúc thì Mowgli hay thậm chí là cái tên nghe chẳng ăn nhập gì cả là Vanilli.

Rõ ràng xác suất sai ngẫu nhiên như vậy là rất thấp. Nhóm Super Deluxe cho rằng đây chắc chắn là chủ ý của Starbucks. Lý do đằng sau là bởi các nhân viên càng viết nhầm tên thành những cụm từ ngộ nghĩnh thì người uống càng có khả năng sẽ chụp lại chiếc cốc và chia sẻ lên Facebook hoặc Instagram – những nền tảng quảng cáo miễn phí cho Starbucks. Thực sự đây là chiến thuật rất “ranh” trong nghệ thuật Marketing của Starbucks, hơn ai hết thương hiệu hiểu rằng việc truyền thông “Word of mouth” đơn giản nhưng mức độ phủ sóng của nó là không tưởng. Nhất là khi chính những khách hàng là người chia sẻ một cách tự nhiên, và tất nhiên rồi tự nhiên đi kèm với hiệu quả, hiệu quả từ chiến lược này lan rộng ra phạm vi “toàn cầu”.

Vậy nghệ thuật Marketing của Starbucks tại Việt Nam thì sao?

Starbucks nổi tiếng là thế, thế nhưng tại Việt Nam có vẻ như thương hiệu cà phê thành công nhất hành tinh này lại có vẻ yếu thế. Việc chơi một ván cờ trên đất nước có tỷ lệ sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới dường như là một chiến thuật “được ăn cả ngã về không” của tên tuổi này. Những hàng quán cà phê lề đường đã trở thành một “biểu tượng” trong văn hóa người Việt và hơn nữa, chất cà phê Arabica được “sủng ái” hơn chất cà phê Robusta mà Starbucks đang bán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *